Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Các tổ chức phi chính phủ công bố danh sách các tổ chức quốc tế góp phần thúc đẩy điện than lớn nhất thế giới

  |   Viết bởi :

“Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới là đi ngược lại với các mục tiêu khí hậu của hiệp định Paris. Danh sách của chúng tôi nêu tên các công ty đầu tư và các ngân hàng hàng đầu cần phải tránh xa một khi họ đã cam kết hạn chế làm gia tăng nhiệt độ của hành tinh chúng ta.”

Thông cáo báo chí từ Urgewald-Cộng hòa Liên bang Đức

Hơn 670.000 MW điện than mới đe dọa mục tiêu khí hậu 1.5°C. Các tổ chức phi chính phủ đưa ra danh sách các nhà phát triển  điện than lớn nhất thế giới

Berlin, ngày 4 tháng 10, 2018

Bốn ngày trước khi Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) đưa ra báo cáo đặc biệt về mục tiêu 1.5°C, các tổ chức phi chính phủ đã đưa ra một danh sách mới bao gồm 120 nhà phát triển điện than lớn nhất thế giới. Ts. Heffa Schuecking, giám đốc tổ chức Urgewald-NGO môi trường của Đức cho biết: “Việc xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới là đi ngược lại với các mục tiêu khí hậu của hiệp định Paris. Danh sách của chúng tôi nêu tên các công ty đầu tư và các ngân hàng hàng cần phải tránh xa nếu họ đã cam kết hạn chế làm gia tăng nhiệt độ của hành tinh chúng ta.”

Trong khi năm 2017 tiếp tục là năm phá kỷ lục về năng lượng tái tạo thì năng lượng than vẫn đang tiếp tục gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Hiện tại, có 1.380 nhà máy hoặc tổ máy nhiệt điện than mới đang được lên kế hoạch hoặc đang được phát triển ở 59 quốc gia. Nếu được xây dựng, các nhà máy này sẽ bổ sung thêm 672.124 MW điện than toàn cầu – tương ứng tăng 33%. Để ngăn chặn đầu tư vào các dự án điện than mới này, Urgewald và 28 đối tác NGO đã công bố tên và chi tiết dự án của 120 tập đoàn hàng đầu, chiếm 68% lượng sản lượng nhiệt điện than toàn cầu. Danh sách đầy đủ có thể được xem tại www.coalexit.org/database.  

Nội dung chính

Nhà phát triển nhiệt điện than lớn nhất thế giới là Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Quốc gia (NEI) của Trung Quốc, với mục tiêu xây dựng 37.837 MW điện than mới. Tập đoàn Đầu tư Năng lượng Quốc gia được thành lập năm ngoái, khi Chính phủ Trung Quốc sáp nhập Tập đoàn Shenhua với Tập đoàn Guodian Trung Quốc. Hai tập đoàn lớn tiếp theo đó là Tập đoàn Huadian của Trung Quốc với 25.097 MW và Tổng công ty Nhiệt điện Quốc gia Ấn Độ (NTPC) với 25.056 MW công suất điện than mới. Trong khi các tập đoàn này đã và đang vận hành đội tàu trở than lớn, 28% trong số 120 nhà máy nhiệt điện than hàng đầu thế giới vẫn chưa lắp đặt hết công suất nhiệt điện than. Các nhà phát triển điện than là một nhóm đa dạng và cũng bao gồm các công ty như Tập đoàn Dệt Texhong, hiện đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt than với công suất 2.100 MW cho khu công nghiệp ở Việt Nam, hoặc công ty khai thác đồng First Quantum Minerals của Canada, hiện đang xây dựng các nhà máy điện than ở Panama và Botswana

Schuecking cho biết: “Phân tích của chúng tôi cho thấy rằng ở nhiều nước, lợi ích từ việc khai thác than là những động lực chính cho phát triển điện than”. 46 trong số 120 nhà phát triển nhà máy nhiệt điện than hàng đầu cũng là nhà sản xuất than và lý do chính để xây dựng các nhà máy than ở “biên giới” các nước như Tanzania, Mozambique hoặc Botswana là để phát triển khai thác than.

Trong số 59 quốc gia có quy hoạch nhà máy nhiệt điện than mới, 11 quốc gia chỉ có công suất nhiệt điện than từ 600 MW trở xuống và 16 quốc gia không có kinh nghiệm gì về nhiệt điện than. “2,5 năm sau khi Hiệp định biến đổi khí hậu Paris được ký kết, điều đáng lo ngại là các dự án này đang trói buộc rất nhiều quốc gia nữa trong vòng phụ thuộc vào than nhiều thập kỷ tới”, bà Lidy Nacpil từ Phong trào xóa nợ và phát triển của người châu Á.

120 nhà phát triển điện than lớn nhất thế giới có trụ sở tại 42 quốc gia, nhưng gần 1/5 các công ty trong danh sách này lại có trụ sở chính tại Trung Quốc. Trong khi Trung Quốc là nước sản xuất điện mặt trời lớn nhất và là công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất điện gió, thì công suất than đã lên kế hoạch là 259.624 MW chiếm hơn 1/3 công suất nhiệt điện than toàn cầu. Các công ty Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng các nhà máy điện than mới ở nước ngoài, và hiện đang phát triển 59.619 MW công suất điện than mới ở 17 quốc gia. Gần 19% số lượng các dự án điện than của Trung Quốc đang diễn ra bên ngoài biên giới Trung Quốc. Tuy nhiên, các công ty Nhật Bản cũng chiếm vị trí đầu bảng trong phát triển nhiệt điện than ở nước ngoài. Tổng cộng, các công ty Nhật Bản chiếm 37.044 MW công suất điện than mới, trong đó có 21.930 MW tương ứng 59% được lên kế hoạch ở nước ngoài.

Bobby Peek từ Tổ chức Phi chính phủ nền tảng Nam Phi nói: “Từ Ai Cập đến Nam Phi, hầu như tất cả các nhà máy điện than mới đều gặp phải sự phản đối rất lớn từ các bên liên quan. Đã đến lúc các nhà đầu tư nước ngoài và các công ty ngừng thúc đẩy các dự án năng lượng lạc hậu ở các nước chúng ta. Mọi người muốn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo thay cho các dự án điện than bụi bẩn.”

Việc công bố Danh sách các nhà phát triển điện than là nhằm vào ngành tài chính. Bao nhiêu dự án điện than đã được lên kế hoạch, công bố hoặc phê duyệt thực sự được tiến hành, hầu như luôn liên quan tới vấn đề tài chính. “Danh sách của chúng tôi cung cấp cho các ngân hàng và nhà đầu tư thông tin họ cần để tăng cường trách nhiệm của họ trong lĩnh vực khí hậu. Mỗi nhà máy điện than hoạt động đặt ra một trở ngại mới cho chúng ta và các mục tiêu của hiệp định Paris, ” bà Schuecking nói. Trong năm qua, một số nhà đầu tư lớn nhất châu Âu như Allianz, AXA và Generali đã áp dụng chính sách cấm các nhà phát triển điện than trong danh mục đầu tư của họ. Và nhiều ngân hàng quốc tế lớn nhất thế giới và các nhà đầu tư hiện đang sử dụng nghiên cứu của Urgewald.

Trong khi tổng công suất từ các nhà máy than đã giảm đáng kể kể từ năm 2016, chủ yếu là do các chính sách mới ở Trung Quốc và chi phí cho năng lượng tái tạo đang giảm nhanh chóng ở các nước như Ấn Độ, các nhà máy điện than trên thế giới vẫn đang phát triển. Kể từ khi Hiệp định Biến đổi Khí hậu Paris được đàm phán vào tháng 12/2015, công suất điện than được lắp đặt của thế giới đã tăng 92.000 MW - mức tăng tương đương với tổng công suất điện than đang hoạt động của Nga và Nhật Bản. Schuecking nói: “Các tổ chức tài chính cần phải lên tiếng và áp dụng các chính sách để cắt giảm hoàn toàn điện than”.

Nền tảng của Danh sách những nhà phát triển điện than

Các dự án phát triển nhà máy điện than mới có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Hàng năm, nhiều kế hoạch xây dựng các nhà máy than mới được công bố, các kế hoạch cũ có thể bị hủy bỏ hoặc trong một số trường hợp, thay đổi chủ sở hữu. Danh sách những nhà phát triển nhiệt điện than (CPDL) đầu tiên đã được phát triển bởi Urgewald trong năm 2017, và được sử dụng như một công cụ cho các ngân hàng và nhà đầu tư. Để danh sách này được chi tiết và hiệu quả, CPDL sẽ được cập nhật hàng năm. Danh sách năm nay có thể xem tại: www.coalexit.org/database

CPDL năm 2018 dựa trên các tiêu chí sau: Số lượng (công suất MW đã được lên kế hoạch); Địa lý (tính chất địa lý, chỉ ra tất cả các nước có dự án sử dụng năng lượng than) và Quyền sở hữu (danh sách dựa trên vốn chủ sở hữu, ngoại trừ EPC hoặc hợp đồng cung cấp).

CPDL được hình thành như một “danh sách ngắn” để hướng dẫn các bước thoái vốn đầu tiên cho các nhà đầu tư. Nó là một phần của cơ sở dữ liệu lớn hơn, được gọi là Danh sách Cắt giảm điện Than toàn cầu (Global Coal Exit List), cung cấp thông tin về hơn 700 công ty có hoạt động kinh doanh đáng kể liên quan đến than.

Để biết thêm thông tin về các nhà máy than mới, Urgewald sử dụng Bản kế hoạch Than của CoalSwarm và bổ sung cùng với nghiên cứu của riêng mình. Chúng tôi cũng nghiên cứu về các nhà đầu tư của các công ty được liệt kê trong CPDL và sẽ công bố kết quả vào cuối năm nay.

Để biết tổng quan chi tiết, phân tích và các nhà máy than tên tuổi chính của từng quốc gia, hãy xem phần tóm tắt khu vực của Urgewald kèm theo Danh sách nhà phát triển nhà máy than: www.coalexit.org/downloads

Thông tin liên hệ:

Moritz Schroeder, Giám Đốc Truyền Thông Urgewald

moritz@urgewald.org, +49 2583 304 92 - 19