Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Khí hậu và sức khỏe con người: Thông điệp từ Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu toàn cầu

  |   Viết bởi :

Tại phiên khai mạc kỳ họp lần thư họp thứ 48 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), lãnh đạo tổ chức này nhấn mạnh: "Ô nhiễm ngày nay gây ra nhiều nạn nhân hơn chiến tranh thế giới thứ hai. 92% dân số thế giới bị ô nhiễm không khí và tổn thất kinh tế mỗi năm tương đương với GDP của Nhật Bản!

Khí hậu ấm lên và ô nhiễm không khí là cặp song sinh, nhưng qua các liên kết nhiều mặt, chúng ta có thể tạo cơ hội để đạt được lợi ích chung nhờ những sáng kiến ​​như  không khí sạch và Liên minh khí hậu .Với mọi mức độ nóng lên toàn cầu, sức khỏe và cuộc sống của hàng triệu người đang bị đe dọa nghiêm trọng. Đây là kết luận rút ra trong báo cáo đặc biệt (Special Report on 1.5°C)  của IPCC được công bố ngày 08 tháng 10 năm 2018 tại Incheon, Hàn Quốc.

Cho đến nay, IPCC Special Report on 1.5°C là một báo cáo đánh giá toàn diện nhất về khoa học biến đổi khí hậu, nó xác định cách thức chính trị gia định hình chính sách khí hậu, các quy tắc của Hiệp định Paris và những gì nhân loại cần chuẩn bị cho một khí hậu thay đổi. Báo cáo được đưa ra bởi Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), một cơ quan được thiết lập để cung cấp một cái nhìn khoa học rõ ràng cho các chính phủ về nguyên nhân, tác động và giải pháp hạn chế nhiệt độ tăng cao.

Nguồn ảnh: Internet

Tổng hợp những phát hiện về sức khỏe, trong thông cáo báo chí về sự  kiện này, Arthur Wyns từ Climate Tracker, đồng tác giả của Báo cáo đặc biệt 1.50C, cho biết: “Hiện tại đã đạt được sự đồng thuận khoa học về sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm mất đi hàng triệu mạng sống và là một hệ số đói nghèo cao”.

Diarmid Campbell-Lendrum từ Tổ chức Y tế Thế giới, đồng tác giả của Báo cáo cho biết thêm. “Báo cáo đã làm rõ sự ấm lên càng thấp, càng an toàn hơn cho sức khỏe; khi vượt qua mức gia tăng 1.50C-20C những rủi ro cho sức khỏe sẽ được nhân lên nhiều lần, ”

Nghiên cứu mức độ nóng lên rất nhanh khi lượng khí thải carbon tăng liên tục kể từ thập niên 1850, Báo cáo IPCC 1.50C khẳng định, mức độ nóng lên toàn cầu hiện nay đã làm trầm trọng thêm các yếu tố sức khỏe con người với những sự kiện liên quan đến thời tiết khắc nghiệt, sóng nhiệt, an ninh lương thực, phát triển bền vững và sẽ trở nên tồi tệ hơn với nhiệt độ tăng cao.

Mặc dù rủi ro đối với hệ thống sản xuất thực phẩm và sức khỏe con người thấp hơn ở  mức tăng 1.5°C so với ở nhiệt độ 2°C, song đó không được coi là mức độ an toàn ở hầu hết các quốc gia. Ở nhiệt độ gia tăng 1,5°C, số lượng siêu đô thị bị căng thẳng sẽ tăng gấp 2 lần, khiến 350 triệu dân phải gánh chịu thảm họa chết người do nhiệt độ gia tăng vào năm 2050.

Những tác động của gia tăng nhiệt độ 1,5°C sẽ ảnh hưởng đến dân số khó khăn và dễ bị tổn thương do mất an ninh lương thực, giá lương thực cao, tổn thất thu nhập, cơ hội sinh kế bị mất, tác động bất lợi đến sức khoẻ và chuyển dịch dân số. Báo cáo của IPCC nhấn mạnh, biến đổi khí hậu được dự báo sẽ là một hệ số của đói nghèo và làm gia tăng những rủi ro về sức khỏe đi cùng sự nóng lên toàn cầu phân bổ không đồng đều. Hầu như các chiến lược hạn chế biến đổi khí hậu  đều góp phần vào cải thiện sức khỏe con người.

Theo Andrew Shindell, một trong những tác giả của Báo cáo đặc biệt IPCC thì “Ngay cả khi giảm thiểu nhanh chóng, thế giới được dự kiến ​​sẽ ấm thêm 0,5°C vào giữa những năm 2030- 2052 thì sự thay đổi nhiệt độ này vẫn có ý nghĩa tiêu cực đối với sức khỏe con người, ảnh hưởng không tốt đến người nghèo sống trong hoàn cảnh khó khăn”.

 Báo cáo IPCC Special Report on 1.5°C (SR1.5) đề cập đến sự cần thiết gia tăng thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Lý do để giải quyết biến đổi khí hậu tốt hơn là cải thiện và bảo đảm cuộc sống của mọi người. SR1.5 nhấn mạnh biến đổi khí hậu đang diễn ra, ảnh hưởng bất lợi đến cuộc sống và sinh kế của con người và yêu cầu cần có giải pháp thực sự để khắc phục.

 Báo cáo cũng làm rõ “lợi ích” lớn của những hành động hạn chế mức tăng nhiệt độ ở 1.5°C. Nếu cắt giảm được lượng khí thải carbon vào khí quyển nhanh hơn, nhân loại có thể tiết kiệm được nhiều hơn từ việc giảm ô nhiễm không khí và sớm khắc phục được tình trạng gây ra 1 trong 8 ca tử vong trên toàn cầu do ô nhiễm.

Kristie Ebi, tác giả chính của Báo cáo đặc biệt IPCC trên 1.5°C và là đồng tác giả của Báo cáo sức khỏe 1.5 (The 1.5 Health Report) nhận xét, các lộ trình giảm nhẹ phù hợp với việc giữ ấm đến 1.5°C được kỳ vọng sẽ có sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ đối với sức khỏe cộng đồng; song vẫn cần có nhu cầu cấp thiết để thích ứng với BĐKH, ngay cả khi thế giới được dự kiến ấm thêm 0,5°C trong giai đoạn 2030- 2052. Nếu không thích nghi thêm, sự thay đổi nhiệt độ sẽ mang  tính tiêu cực cho sức khỏe, ảnh hưởng không tốt đến người nghèo sống trong hoàn cảnh khó khăn.

Bái cáo 1.5 Health Report đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng tham vọng thích ứng, giảm nhẹ gia tăng nhiệt độ trái đất và cho rằng “Hệ thống y tế cần tăng nhanh quá trình chuyển đổi sang khả năng phục hồi khí hậu để quản lý giảm chất lượng thực phẩm và an ninh dự kiến; giảm tăng áp lực nước, tăng cường độ tần suất thời tiết khắc nghiệt và biến cố khí hậu; hạn chế khả năng tăng phạm vi địa lý của bệnh sốt rét, sốt xuất huyết và những thay đổi về gánh nặng kết cục sức khỏe nhạy cảm với khí hậu khác”

Bình luận về báo cáo IPCC Special Report on 1.5°C,Arthur Wyns, đồng tác giả của Báo cáo sức khỏe 1.5 nhận xét “ Báo cáo đặc biệt IPCC trên 1.5°C đã minh chứng về những lợi ích sức khỏe quan trọng từ những hành động cần thiết để hạn chế sự ấm lên của hành tinh”. Còn Anne Stauffer, Giám đốc Chiến lược và Chiến dịch tại tổ chức Y tế, cho rằng, báo cáo đã ủng hộ một tầm nhìn tích cực về một thế giới bảo vệ môi trường và nhấn mạnh “Hành động khí hậu là cơ hội cho sức khỏe; chúng ta hoàn toàn có thể và sẽ làm cho thế giới này trở thành một nơi lành mạnh, thịnh vượng và bền vững hơn. Đảm bảo giới hạn gia tăng nhiệt độ dưới1,5°C thay vì 2°C có nghĩa là giảm được các sự kiện thời tiết cực đoan đe dọa sức khỏe; người bệnh mãn tính, ít nhập viện, ít tử vong và gánh nặng tài chính sẽ ít hơn đối với xã hội

Trung Đức (theo Climate Tracker)