Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Vẫn không có nguồn thu nhập cho dân làng phải di dời bởi dự án đập Lào

  |   Viết bởi :

“Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của các chính phủ hạ lưu sông Mêkông công nhận những phát hiện và khuyến nghị quan trọng của nghiên cứu của Hội đồng và thúc giục một lệnh cấm xây dựng thủy điện tiếp theo trong lưu vực sông Mê Kông cho đến khi hoàn thành một nghiên cứu khu vực về công nghệ năng lượng tái tạo và thay thế.”

Những người dân làng ở Lào buộc phải di dời vì dự án thi công Đập Don Sahong gần biên giới Campuchia hiện vẫn không có việc làm và thu nhập sau suốt ba năm kể từ khi dự án bắt đầu, mặc dù chính phủ đã hứa giúp đỡ họ.

Việc thi công trên đập sông Mê Kông bắt đầu vào tháng 1/2016, được hỗ trợ bởi một nhà phát triển Malaysia phối hợp với chính phủ Lào, nhưng các nguồn tin cho rằng những dân làng phải tái định cư đang phải cố gắng xoay xở với rất ít trợ giúp từ phía chính phủ hay khối tư nhân.Thay vì hỗ trợ tiền, chính phủ đã nỗ lực bồi thường cho dân làng bằng gia súc.

“Không có việc làm gì cả, chúng tôi cũng chẳng có thu nhập.” một dân làng chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với RFA Lào.

“Chỗ gà họ đưa chúng tôi nuôi chết cả rồi, bởi chúng cũng chẳng được tiêm phòng khi bị bệnh. Tất cả dân làng đang đợi chính phủ làm gì đó để giúp đỡ chúng tôi,” người dân làng nói.

Một quan chức từ Bộ Nông nghiệp và Ngư nghiệp nói rằng dân làng không sẵn lòng chấp nhận bồi thường bằng gia súc.

“Chính phủ đã cho dân làng lợn để nuôi, nhưng họ lại phàn nàn về mùi,” viên quan chức chia sẻ.

“Họ nói rằng lợn rất khó chăm sóc. Chúng tôi đã cố gắng tìm các cách khác để giúp đỡ họ,” viên quan chức nói.

Viên quan chức này nói rằng chủ thầu xây đập đã tới nói chuyện với dân làng, cố gắng gợi ý những loài động vật khác mà họ có thể nuôi, nhưng người dân lại không thích nuôi động vật, mà lại thích đánh bắt cá.

Vì dự án đập này mà người dân làng không còn được cho phép câu cá ở những khu vực gần đập, nơi trước đây họ đã từng đánh bắt được những mẻ cá lớn.

Tác động môi trường

Trong khi chính phủ và các nhà phát triển ít nhất đã thừa nhận những khó khăn kinh tế mà dân làng phải trải qua, các nhóm bảo tồn đang kêu gọi các nhà chức trách xem xét hậu quả môi trường của đập Don Sahong và các dự án khác giống như vậy.

Họ nói rằng đã không đủ nỗ lực để công bố thông tin cho công chúng về dự án đập Don Sahong và Bắc Lào.

Trong một thông cáo báo chí vào tháng Tư, tổ chức phi chính phủ về môi trường International Rivers đã cầu xin các nhà lãnh đạo dừng bất kỳ dự án mới nào trên sông Mê Kông khi họ chuẩn bị cùng nhau tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Ủy hội sông Mê Kông (MRC) lần thứ 3.

Trước sự kiện, Hội đồng MRC đã công bố một nghiên cứu cho thấy các dự án đập có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường địa phương.

“Chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo của các chính phủ hạ lưu sông Mêkông công nhận những phát hiện và khuyến nghị quan trọng của nghiên cứu của Hội đồng và thúc giục một lệnh cấm xây dựng thủy điện tiếp theo trong lưu vực sông Mê Kông cho đến khi hoàn thành một nghiên cứu khu vực về công nghệ năng lượng tái tạo và thay thế.” theo lời của NGO trong thông cáo báo chí.

Các nhóm bảo tồn cũng đã kêu gọi chính phủ trì hoãn thi công đập Don Sahong, bởi nó sẽ chặn các dòng cá di cư, phá hủy hệ sinh thái, và đe dọa dinh dưỡng và sinh kế liên vùng.

“Các tổ chức phi chính phủ của thế giới đã bày tỏ lo ngại về việc xây dựng đập Don Sahong”, ông Meach Mean, điều phối viên của Mạng lưới bảo vệ sông 3S ở Campuchia cho biết. Ông nói thêm rằng các tổ chức phi chính phủ sẽ tiếp chống lại việc xây dựng đập.

Theo Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF), dự án cũng xâm phạm nghiêm trọng tới môi trường sống của một loài có nguy cơ tuyệt chủng.

Ngoài ra, trong một tuyên bố từ năm 2015, WWF nhấn mạnh: "Đập Don Sahong là một quả bom hẹn giờ đe dọa đến hệ sinh thái an ninh lương thực của hàng triệu người và một quần thể cá heo Mê Kông đang bị đe dọa nghiêm trọng. Con đập sẽ có tác động tiêu cực đến toàn bộ hệ sinh thái sông Mê Kông ở Việt Nam"

Đưa tin và dịch bởi Sidney Khotpanya cho RFA Lào. Chuyển thể sang tiếng Anh bởi Eugene Whong.