
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển năng lượng tái tạo (NLTT). Sự đa dạng của các nguồn NLTT có sẵn trong tự nhiên như: Mặt trời, gió, thủy điện, sinh khối, thủy triều, dòng chảy… đã và đang được triển khai trên toàn cầu. Chính vì vậy, để giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và BVMT, cần nghiên cứu đồng lợi ích của NLTT tại Việt Nam, từ đó đưa ra giải pháp thúc đẩy các lợi ích từ phát triển NLTT.
Chính phủ đã phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đây được xem là quy hoạch điện VIII và bối cảnh xây dựng quy hoạch này hiện đã rất khác so với trước đây, trong đó nhiệt điện than đang ngày càng bị nhiều nước tẩy chay trước sự phát triển mạnh mẽ của nguồn năng lượng tái tạo.
Tốt nghiệp Học viện Ngoại giao nhưng Ngụy Thị Khanh trở thành nhà hoạt động môi trường được các chuyên gia quốc tế xem là anh hùng môi trường, người phụ nữ của những sáng tạo xanh.
Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi 2020 được Bộ TN&MT mở cổng góp ý trực tuyến, từ 13/12/2019 - 13/2/2020. Sau khi phân tích, Trung tâm Phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cùng đại diện các mạng lưới, liên minh, tổ chức, nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, sức khỏe và pháp lý tại Việt Nam (các tổ chức xã hội) cho rằng, dự luật này còn nhiều điều mang tính lý thuyết, thiếu thực tiễn.
Trong tháng 2/2020, các tổ chức xã hội đồng loạt cùng nhau gửi thư góp ý cho Dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo.
Phân tích dự thảo Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020, đại diện các mạng lưới, liên minh, tổ chức và nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực môi trường, năng lượng, sức khỏe và pháp lý nhìn nhận dự luật này còn nhiều lý thuyết, 'xa' dân.