Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh

Lời mời tham gia Hội thảo Chuyên gia về Phát triển Năng lượng tái tạo cho Tiếp cận Năng lượng và Việc làm

  |   Viết bởi : GreenID Vietnam

Lời mời tham gia Hội thảo Chuyên gia về Phát triển Năng lượng tái tạo cho Tiếp cận Năng lượng 

Thân gửi anh/chị, 


Bên cạnh lợi ích sản xuất năng lượng một cách bền vững và thân thiện với môi trường, năng lượng tái tạo mang đến cơ hội cho Việt Nam đạt được những tác động tích cực hơn nữa cho quốc gia. Thông qua các giải pháp năng lượng tái tạo và ngoài lưới, nhiều người dân có thể tiếp cận với cơ sở hạ tầng năng lượng hiện đại hơn, ngay cả ở các vùng nông thôn hẻo lánh. Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) và Viện Độc lập về các Vấn đề Môi trường (UfU, Đức) mời anh/chị tham dự Hội thảo Chuyên gia về Phát triển Năng lượng tái tạo cho Tiếp cận Năng lượng vào ngày 10/6/2019 từ 8:00 sáng tại Phòng Hội nghị của khách sạn Hilton Khách sạn Garden Inn Hà Nội,  20 Phan Chu Trinh, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Tiếp theo sau đó, từ 8:00 sáng ngày 11/6/2019 tại phòng Hội nghị của Khách sạn Hilton Garden Inn, chương trình Hội thảo Đồng lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo cho Việc làm tại Việt Nam được tổ chức nhằm công bố nghiên cứu mới về “Tương lai phát triển lao động việc làm trong ngành điện, những kỹ năng và đào tạo cần thiết ở Việt Nam”.

Tại 2 hội thảo này, nhóm chuyên gia sẽ xác định các rào cản hiện tại trong việc nắm bắt đồng lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo cho tiếp cận năng lượng và cơ hội việc làm dựa trên sự phát triển năng lượng tái tạo. Từ đó đưa ra các đề xuất chính sách nhằm giúp tạo điều kiện triển khai năng lượng tái tạo tại Việt Nam. 

Nhằm mục đích tham vấn chuyên môn và kiến thức của các chuyên gia từ các ngành nghề khác nhau liên quan đến năng lượng tái tạo và việc làm, chúng tôi nồng nhiệt chào đón sự tham gia của anh/chị ở hội thảo của chúng tôi. Hội thảo sẽ được trình bày bằng tiếng Việt. Ngoài ra, sẽ có phiên dịch song song Việt – Anh trong chương trình.


Xin vui lòng tham khảo nội dung chương trình được đính kèm. Thông tin chi tiết về buổi hội thảo sẽ được gửi tới anh/chị sau khi đăng kí theo đường link bên dưới.  

Hội thảo Chuyên gia về Phát triển Năng lượng tái tạo cho Tiếp cận Năng lượng: link 

Hội thảo Đồng lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo cho Việc làm tại Việt Nam: link

Đăng ký

• Vui lòng đăng kí tại địa chỉ: https://www.cobenefits.info/registration-roundtables-vietnam/ và chọn June 10th: Round Table on Access to Energy cho Hội thảo Chuyên gia về Phát triển Năng lượng tái tạo cho Tiếp cận Năng lượng, chọn June 11th: Roundtable on Renewable Energy and Employment cho Hội thảo Đồng lợi ích của phát triển năng lượng tái tạo cho Việc làm tại Việt Nam.

• Nếu anh/chị không thể truy cập cổng thông tin trực tuyến, anh/chị cũng có thể viết e-mail tới: chị Nguyễn Thị Thủy: thuy@ufu.de hoặc chị Nguyễn Ngọc Minh Châu: nnmchau.greenid@gmail.com trước ngày 6/6/2019, nêu rõ họ tên và tổ chức của anh/chị và tên hội thảo muốn tham dự: Hội thảo Chuyên gia về Tiếp cận Năng lượng | Hội thảo Chuyên gia về Năng lượng tái tạo và Việc làm. 

Rất mong có được một buổi hội thảo sôi nổi và bổ ích với anh/chị!  
----
Về dự án COBENEFITS 
Dự án COBENEFITS hợp tác với chính quyền quốc gia và các đối tác tri thức để phát triển những hiểu biết quan trọng, cho phép họ huy động được những đồng lợi ích này ở các quốc gia và đẩy nhanh các quá trình trong nước nhằm đạt được các cam kết bảo vệ khí hậu quốc tế. Dự án được tài trợ bởi Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân của Liên bang Đức (BMU), nằm trong Sáng kiến Khí hậu Quốc tế Đức (IKI). 
Dự án quốc tế được lãnh đạo bởi Viện nghiên cứu Bền vững cao cấp (IASS). GreenID là điều phối dự án tại Việt Nam. Các đối tác khác gồm có Viện Năng lượng Tái tạo AG (RENAC), Viện Độc lập về các Vấn đề Môi trường (UfU) và Cơ quan Chuyển dịch Năng lượng Quốc tế (IET). 
Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập trang web của COBENEFITS do Viện Nghiên cứu Bền vững cao cấp (IASS) điều hành hoặc theo dõi Co-Benefits trên Twitter @IKI_COBENEFITS. Chúng tôi rất cảm kích nếu bạn có thể chia sẻ thông tin này trong tổ chức và mạng lưới của mình để đảm bảo rằng các chuyên gia có trình độ quan tâm đến các cuộc tranh luận có thể tham gia.